Đình Trà Cổ (Quảng Ninh)

Đình Làng Trà Cổ – Ngôi Đình Cổ Nhất Địa Đầu Tổ Quốc


Đình làng Trà Cổ là ngôi đình cổ duy nhất còn lại đến nay tại địa đầu Tổ Quốc, trên tuyến biên giới Việt – Trung. Trà Cổ, địa danh nổi tiếng có bãi tắm thơ mộng dài trên 10km, cũng là nơi có làng Việt cổ sinh cơ lập nghiệp hàng mấy trăm năm nay.

Lịch sử đình làng Trà Cổ

Chuyện kể rằng những người dân Trà Cổ đầu tiên đến vùng đất này là những người không may gặp nạn đắm thuyền trong một chuyến đi biển. Họ là những người quê ở Đồ Sơn (Hải Phòng) bị bão dạt vào bãi biển Trà Cổ mà thuở ấy chỉ có cồn, bãi hoang vu, sú vẹt và bùn lầy. Không còn phương tiện trở về quê, không có tiền của để sinh sống. Chẳng bao lâu với bàn tay cần cù nhẫn nại, họ đã khai phá ra một vùng quê mới ngày càng trù phú, đông vui. Họ lấy tên quê gốc của mình là hai làng Trà Phương và Cổ Trai (Đồ Sơn) ghép lại đặt tên cho quê mới là Trà Cổ.
Khi cuộc sống vật chất khấm khá, người Trà Cổ không quên tổ tiên, dòng họ ở quê gốc và công ơn của những người đầu tiên bổ nhát cuốc “khai sơn phá thạch”. Họ đã xây dựng đình làng Trà Cổ như một biểu tượng để ghi nhớ công ơn tổ tiên cũng là một bằng chứng để khẳng định vị thế, cương vực làng Trà Cổ và quyết tâm của người Trà Cổ là sinh cơ lập nghiệp lâu dài tại nơi biên cương này.

Hội đình làng Trà Cổ
Lễ hội đình làng Trà Cổ

Giá trị kiến trúc đặc sắc của đình làng Trà Cổ

Đình làng Trà Cổ được xây dựng trên bãi cát ở chính giữa làng Trà Cổ xưa, cách mép biển khoảng 150m, mặt quay nhìn ra biển cả mênh mông. Đình mang lối kiến trúc chữ Đinh (I) quen thuộc. Tiền đường có 5 gian, 2 chái. Hậu cung có 3 gian. Đây là ngôi đình được xây dựng thời Hậu Lê năm Quang Thuận thứ 3 (1463, do một nhóm thợ lành nghề đến từ thôn Đạt Tài, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa. Đình có quy mô tương đối lớn với chiều dài 29,8m, rộng 18,5m. Đình lợp ngói mũi hài, bốn đầu đao cong vút, trên bờ nóc đắp lưỡng long chầu nguyệt uyển chuyển. Cấy kiện nội thất của đình có 32 cốt gỗ lim kê trên đá tảng, trong đó có 14 cột cái khá đồ sộ, mỗi cột cao 5m, đường kính 0,65m; cột quân có 18 cây, mỗi cột có đường kình 0,45m. Tất cả đều được sơn son thếp vàng lộng lẫy.
Điều đặc biệt là là đình làng Trà Cổ con giữ được nguyên vẹn dến hay hệ thống sàn gỗ. Sàn gỗ được lát trong lòng đình và ở cả ngoài hiên, chách mặt đất 0,5m. Ở giữ lòng đình, sàn có 3 lớp, thấp dần từ gian ngoài vào gian giữa, mỗi lớp cách nhau 0,2m. Độ cao thấp của sàn ở từng gian đình là chỗ phân biệt ngôi thứ trong làng mỗi khi đình có hội hè tế lễ. Theo các nhà sử học, sàn đình là kiểu kiến trúc độc đào, đặc trưng của dân tộc Việt Nam, mô phỏng loại hình nhà sàn của người Việt cổ cũng như của người Trà Cổ đầu tiên đến cư trú.
Một điều đắc sắc nữa của đình làng Trà Cổ là các mảng điêu khắc gỗ được trạm trổ công phu, tinh tế và sống động. Hình tượng đập vào mắt ta đầu tiên khi bước vào đình là đầu rồng chạm kênh bong trên sáu đầu bẩy. Đầu rồng được gối lên cột hiên, miệng ngậm đường xà đỡ mái, đao mac khỏe mập, sau một vài nếp uốn lượn đều vút thẳng phía sau. Trên đao mác là những con rồng con quấn quít múa lượn, đầu hướng về phía trước. Những bức cốn cũng được cũng được chạm trở hình tượng rộng, phượng, mây, lửa uốn lượn mềm mại, khỏe khoắn. Trên hai bức cốn ở phí trái cửa ra vào gian giữa chạm hình một đàn rồng mẹ, rông con quấn quít bên nhau với đường nét duyên dáng uyển chuyển. Bức cốn ở phía trái cửa ra vào chạm hình tiên cưỡi rồng bay trong mây. Năm bức cửa võng nối các cột cái theo chiều dài của ngôi đình mỗi bức dài 3,4m, rộng 1.4m. Mỗi bức cửa võng là một tác phẩm nghệ thuật được cham trổ tỉ mỉ, sắc nét, hài hòa đẹp mắt. Hình tượng mô tả trên các bức cửa võng đều giống nhau đó là hình tượng tiên cưỡi rồng bay trong mây vượt qua biển cả nhấp nhô sóng lượn. Ở vị trí chính giữa phía trên cửa võng chạm nổi hình lưỡng long chầu nguyệt, đường nét trau chuốt bóng bẩy. Dọc hai bên lối đi từ cửa chính vào là hai hàng lan can nối các sàn với nhau, mỗi hành lang lan can dài 1,8m cao 0,65m được ghép bằng 23 phiến gỗ lim. Trên mỗi lan can chạn hình một con rồng đầu ngẩng cao, miệng há rộng, mắt mở tỏ chầu vào mặt trăng, thân và đuôi uốn lượn mềm mại trong khung cảnh mây trời, hoa lá cách điệu.
Hai đầu hồi của ngôi đình nổi bật hai bức hoành phi đối diện nhau sơn son thiếp vàng với hai hàng chứ : “Nam Sơn tịnh thọ” (Thọ tựa Nam Sơn) và “Địa cữu thiên trường” (Đất vững trời dài), đó là sự khẳng định sự trường tồn, tính bền vững của giang sơn bờ cõi của Tổ quốc và long tự hào chân chính của người Trà Cổ đã góp sức xây dựng nên quên hương đất nước bằng đôi bàn tay dầm mưa dãi nắng và trí óc thông minh sáng tạo của mình.
Hai bức đại tự đặt ở gian tiền đường thêm một bằng chứng nói lên tấm lòng của người Trà Cổ đối với quê hương bản quán cũng như quê mới xây dựng:

Đồ Sơn ngật nhỉ hình hương địa
Trà Cổ uy nhiên kỷ niệm từ
Dịch là:
Trà Cổ nguy nga đình kỷ niệm
Đồ Sơn vời vợi đất lừng danh

Hậu cung đình làng Trà Cổ rộng 72m2, trên bệ thờ đặt long ngai bài vị thờ 6 vị tổ đầu tiên lập làng. Bức cốn ở hậu cung được chạm trổ kỳ công. Điều đáng chú ý là hình tượng bông sen nở được đặt chính giữa dải hoa văn ô vuông phía dưới bức xà giợi hình ảnh Phật giáo trong ngôi đình Trà Cổ.
Hậu cung thờ nhiều đồ tế khí và đồ thờ có giá trị, niên đại từ thời Lê đến thời Nguyễn như kệu bát cống, bát biểu, long ngai, hạc đồng, đỉnh hương đồng, v.v…

Xây dựng cách đây hơn 500 năm trước, cách đường biên giới Việt – Trung 4km, trải qua bao biến động của lịch sử, đình Trà Cổ vẫn nguyên vẹn vóc dáng kiến trúc, đường nét chạm khắc văn hóa Việt Nam, nội dung hoành phi câu đối tràn đầy hào khí tự chủ tự cường dân tộc, như là một “cột mốc văn hóa” ngời sáng bản sắc dân tộc ở vùng biên cương Đông Bắc.

[su_slider source=”media: 1184,1183,1182,1181,1180,1179,1178″ limit=”22″ target=”blank” width=”800″ height=”560″]

Xem thêm các bài viết liên quan tới Đình làng Trà Cổ:


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *