Tướng Nhạc Phi, Miếu Nhạc Phi, du lịch Hàng Châu, Trung Quốc

Miếu Nhạc Phi – Nơi an nghỉ của vị tướng anh hùng


Nhạc Phi là một huyền thoại về lòng tận trung báo quốc của Trung Hoa thế kỉ 12 . Vị tướng quân họ Nhạc được nhớ đến với các chiến tích, lòng trung nghĩa với đất nước, vị tha với dân và hiếu thảo với mẹ già. Để tỏ lòng tôn kính và biết ơn, người ta đã xây dựng miếu Nhạc Phi để thờ vị tướng anh dũng cùng với cha mẹ thân sinh của ông.

Tướng Nhạc Phi

Nhạc Phi sinh năm 1103 vào cuối triều nhà Bắc Tống. Cha mẹ ông là những nông dân áo vải, ở tỉnh Hà Nam ngày nay. Khi Nhạc Phi lớn lên, Trung Hoa lúc bấy giờ thường xuyên bị nhà Kim tấn công từ phương Bắc. Trong thời gian này, triều đình khẩn thiết chiêu quân để bảo vệ đất nước. Chàng trai trẻ Nhạc Phi dằng xé giữa đi chiến đấu vì đất nước hay ở lại chăm sóc mẹ già. Chuyền kể rằng: Nhạc mẫu đã động viên con trai, hày trân quý vinh dự được bảo vệ đất nước. Bà yêu cầu Nhạc Phi cởi áo và xăm lên lưng con trai bốn chữ: Tận trung báo quốc – Phụng sự đất nước với lòng trung thành nhất mực. Khi quân Kim lấy được kinh thành và bắt giữ Hoàng đế vào năm 1127, em trai Hoàng đế đã trốn thoát và thành lập triều đại Nam Tống.

Tướng quân Nhạc Phi đã trở thành biểu tượng của niềm hi vọng trong suốt năm tháng gian nan này. Người ta tin rằng một lần chỉ với 500 quân ông đã chỉ huy đánh bại 10 vạn quân Kim, buộc quân địch phải rút lui. Nhạc Phi không chỉ được biết đến bởi lòng quả cảm mà ông còn là một bậc quân tướng biết phẩm chất đạo đức cao thượng. Ông quan tâm đến binh sĩ và đích thân thăm hỏi khi họ ốm đau. Ông sẵn lòng giúp những gia đình binh sĩ tử trận. Ông cũng khiêm khắc với quân lính khi họ hành quân qua các làng, nghiêm cấm họ không được cướp bóc của dân.

Nhạc Phi cũng được biết đến với lòng nhân từ. Sau khi dẹp tan một cuộc nổi loạn, không lâu sau khi nhà Nam Tống thành lập, Nhạc Phi thỉnh cầu hoàng đế tha tội chết cho người dân trong thị trấn, cuối cùng ông đã thuyết phục được hoàng đế, chỉ xử những ai châm ngòi cho cuộc nổi loạn. Kể rằng Hoàng đế Cao Tông đã ban cho ông một lá cờ để ngợi ca lòng trung hiếu của ông với hoàng đế và lợi ích của muôn dân. Nhưng những chiến công hiển hách của Nhạc Phi khiến 1 số quan lại hủ bại trong triều đình ghen tức. Họ vu cáo ông với hoàng đế Cao Tông, vì thế Nhạc Phi đã bị gọi trở lại hoàng cung và bị tước bỏ binh quyền.

Một năm sau, năm 1142, tể tướng Tần Cối đã vu khống và kết án tử hình Nhạc Phi. Khi ấy, Nhạc Phi mới 39 tuổi. Người dân tiếc thương trước cái chết của người anh hùng và khinh miệt Tần Cối. Theo các ghi chép lịch sử, 21 năm sau khi ông mất, Hoàng đế Tống Hiếu Tông đã minh oan cho Nhạc Phi và một lần nữa khẳng định lòng trung thành của ông. Vì tội ác của mình, Tần Cối và vợ cùng 2 quan triều đình bị đúc thành tượng sắt, quỳ gối trước mộ của Nhạc Phi.

Miếu Nhạc Phi – Nơi an nghỉ của vị tướng anh hùng

Miếu Nhạc Phi, du lịch Hàng Châu, Trung Quốc
Miếu Nhạc Phi, Hàng Châu

Miếu Nhạc Phi tọa lạc ở chân núi Thê Hà, cạnh bờ bắc Tây Hồ. Đây là chốn viếng thăm của nhiều du khách khi đến với Hàng Châu, Trung Quốc. Năm 1979, sau khi được trùng tu, quần thể lăng mộ mang một dáng vẻ cổ xưa, trang trọng. Khu vườn xung quanh trồng những cây bách cao lớn. Trên cây trụ đá ở cửa mộ có đôi câu đối nổi tiếng của nữ si Tùng Giang lưu truyền suốt nhiều năm:

Thanh sơn hữu hạnh mai trúc cốt

Bạch thiết vô cô chú nịnh thần 

Có nghĩa:

Núi xanh may mắn lưu xương cốt người trung nghĩa

Sắt trắng vô tội phải đúc ra kẻ nịnh thần

Bốn bức tượng sắt trắng đúc ra 4 tên nịnh thần là: Tần Cối, Vương Thị, Trương Tuấn, Vạn Sĩ Tiết. Hai tay bị trói ra đằng sau, bị nhốt trong hàng rào sắt. Ngực để trần, quỳ gối trước mộ của Nhạc Phi, muôn đời bị người đời phỉ nhổ.

Tần Cối và Vương Phi trước Miếu Nhạc Phi, du lịch Hàng Châu, Trung Quốc
Tần Cối và Vương Phi trước Miếu Nhạc Phi, Hàng Châu

Trong miếu Nhạc Phi, tượng tướng Nhạc Phi ngồi hùng dũng với khuôn mặt nghiêm nghị, sắc lạnh, tay trái cầm kiếm, tay phải đặt lên đùi, thân mặc áo giáp. Phía dưới là một chiếc bàn để ai vào đó cũng có thể dâng một bông hoa lên cho tướng quân. Xung quanh là những bức tranh tường mô tả hình ảnh tướng Nhạc phi cầm quân đánh giặc, hay được người dân bao quanh để thể hiện lòng yêu mến với tướng quân. Phía trong là nơi thờ cha mẹ tướng Nhạc Phi – những người thân sinh ra vị tướng anh hùng, lỗi lạc một thời.

Một số bài viết liên quan đến Miếu Nhạc Phi, du lịch Trung Quốc:


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *